Đoàn xe U oát đưa 68 khách du lịch người Pháp qua những con đường uốn lượn của vùng “rừng xanh, núi đỏ” Lục YênMột góc vùng khai thác đá quí nằm trên dãy núi Nước Ngập, xã An Phú, huyện Lục Yên.Cách thành phố Yên Bái khoảng 80km, Lục Yên từ lâuđược gọi là “vùng đất ngọc” với nhiều mỏ đá quí.
Ngoài loại đá trắng mỹ nghệ trữ lượng lớn, đá quí Lục Yên có độ cứng và màu sắc được đánh giácao trên thị trường đá quí. Người “vùng đất ngọc” tự hào được sống trênvùng đất “Ngôi sao Việt Nam” - tên viên đá ruby lớn nhất nước có trọnglượng 2.160 gram (tương đương 10.800 cara), màu sắc lấp lánh, một góc ánh vàng, một góc ánh đỏ được phát hiện ngày 26-4-1997 tại đây và được Nhà nước giữ làm bảo vật quốc gia.
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là một mỏ đá đỏ đã ngừng khai thác ở bản Nước Ngập, xã An Phú của người Dao. Nơi đây vẫncòn nguyên các công cụ thô sơ dùng để khai thác đá quí từ mấy chục nămtrước. Vùng đá quí này từng có một thời hoàng kim vào những năm đầuthập niên 1990. Vô vàn đá quí được tìm thấy dưới tầng đất đá xù xì ởkhắp các dãy núi trong vùng. Người tứ xứ đổ về Lục Yên, hình thành một“trung tâm giao dịch liên quốc gia”.
Để lên tiếp các mỏ đang khai thác đá quí trên dãy núiCon Voi, cách duy nhất là đi bộ. Thời gian leo núi cả đi lẫn về khoảng hai giờ với nhiều địa hình khác nhau.
Băng qua những mảng đồi lau lách,cuối cùng 68 du khách cũng đặt chân lên mỏ đá...
Đang mùa gặt, bà condân tộc Dao, Tày không làm việc rộ ở công trường đá như ngày thường,nhưng chỉ cần mân mê những hòn đá trắng chứa ruby, saphia... khách đã thỏa chí tò mò khám phá.
Bà Mireille Grawd, 52 tuổi, người nghiên cứu đá quí ở Pháp, không giấu nổi sự tò mò: “Những viên ruby lung linh, huyền ảotrong các tiệm trang sức ở Pháp đã dẫn tôi tới đây để tận mắt nhìn thấy khởi nguồn của sự hình thành sản phẩm đá quí”.
Đã có thời cứ sáng tinh mơ, hàng trăm người dân ở đây lại lên rừng, lang thang dọc suối, nhặt từng viên đá lộ thiên. Bây giờ máy móc hiện đại đào sâu vào lòng núi,đưa đất đá lên đãi trong bồn gỗ, nếu được saphia, ruby chính hiệu (viênto, trong suốt, màu chuẩn, không rạn) thì bán kiếm vài trăm triệu; gặpđá màu, trong đó có cả ruby, saphia cấp thấp, vỡ rạn, nhỏ hạt... lànguyên liệu làm tranh đá quí. Tiếng choòng sắt đều đều gõ vào từng mảng thạch anhtrắng, từng hạt cát, đá văng ra mặt đất. Long, thợ đá người dân tộcDao, nhẹ nhàng nhặt từng viên đá quí bỏ vào túi vải đeo bên mình. Trongvài giờ làm việc, anh đã tìm được một số đá quí. Nhiều du khách nướcngoài chờ mua sản phẩm của Long đã rất vui vì được quay phim, chụp ảnh công việc của người thợ đá.Kết thúc một ngày khám phá "vùng đất ngọc" Lục Yên, các vị khách lên trực thăng về Hà Nội. Sự hài lòng và an toàn của du khách trong tour này là nguồn động viên giúp Jean Paul có những ý tưởng về những sản phẩm du lịch tiếp theo ở Yên Bái.